PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM SÁCH
TRƯỜNG MẦM NON THANH QUANG
Video hướng dẫn Đăng nhập

 

 
                                               KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG
                      NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ – GIÁO VIÊN – NHÂN VIÊN
                                             Năm học: 2016-2017
Căn cứ Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo nghị quyết số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ Công văn  số 117/CV-PGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2015 của Phòng GD và ĐT  Nam Sách về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2016-2017
Căn cứ tình hình thực tiễn của trường Mầm non Thanh Quang.
Để thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 nhà trường và công đoàn kết hợp phân công vị trí nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong năm học 2016 – 2017 như sau: 
1. Hiệu trưởng: Nguyễn Thị Hoàn
– Quản lý chung các hoạt động trong nhà trường.
– Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch của nhà trường theo mục tiêu giáo dục của từng năm học.
– Xây dựng Đề án và thành lập BCĐ phổ cập trẻ MN 5 tuổi tại trường.
– Xây dựng  chương trình thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành.
– Xây dựng Đề án bố trí việc làm, ký kết hợp đồng giáo viên dạy thay hộ sản, nhân viên hợp đồng vụ việc, phân công nhiệm vụ, xây dựng quy chế lề lối làm việc của nhà trường.
– Thành lập và cử các Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn và thành lập các Hội đồng khác trong nhà trường.
– Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, xây dựng quy chế chuyên môn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho CB-GV, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm định CLGD.
– Quản lý điều kiện làm việc và quyền lợi của các thành viên trong nhà trường đảm bảo các quyền lợi chính đáng của người lao động.
– Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, chỉ đạo phong trào viết và áp dụng SKKN tại đơn vị.
– Chỉ đạo các phong trào thi đua, công tác tuyên truyền và chỉ đạo điểm.
– Tổ chức đánh giá xếp loại GV-NV ở từng học kỳ và cuối năm học.
– Làm Trưởng ban thi đua khen thưởng kỷ luật của nhà trường.
– Tham mưu với các cấp quản lý ngành giáo dục, Đảng ủy, chính quyền địa phương về xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện tốt công tác XHH giáo dục.
– Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ngoài nhà trường, xây dựng Hội PHHS và hoạt động có hiệu quả.
– Quản lý công tác hành chính quản trị
+ Quản lý tài chính, tài sản, kế toán, văn thư, y tế.
+ Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị.
+ Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trường học.
+ Thực hiện đảm bảo thông tin báo cáo cấp trên.
+ Chỉ đạo các hoạt động ngoài nhà trường, các ngày hội, ngày lễ.
+ Quản lý các hoạt động của trẻ do nhà trường tổ chức, tuyển sinh, đánh giá, xếp loại trẻ theo nội dung quy định.
2. P. Hiệu trưởng: Nguyễn Thị luận(Phụ trách công tác nuôi dưỡng)
– Quản lý công tác chuyên môn nuôi dưỡng của nhà trường.
– Triển khai kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trong nhà trường.
– Lên lịch kiểm tra dự giờ giáo viên, nhân viên 3 lần/tuần.
– Thường xuyên kiểm tra công tác bán trú của trường, kiểm tra giờ ăn ngũ, vệ sinh môi trường, vệ sinh các nhân của cháu.
– Chỉ đạo và sử dụng thành thạo chương trình phần mềm dinh dưỡng, lập thực đơn và tính định lượng khẩu phần qua thực đơn.
– Quản lý cơ sở vật chất của nhà trường đề xuất với nhà trường về tu sửa cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị cho từng năm học.
– Tham gia tổ chức các ngày hội ngày lễ tại trường và các hội thi của cháu
– Triển khai thực hiện các chuyên đề về vệ sinh, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, vệ sinh chế biến, công tác phòng cháy chữa cháy trong nhà trường.
– Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn khối nhà trẻ.
– Sử dụng thành thạo phần mềm PCGD-CMC.
– Quản lý chương trình chăm sóc trẻ SDD và công tác y tế học đường.
– Đề xuất với nhà trường các biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ SDD trong nhà trường một cách có hiệu quả.
– Làm tốt công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh và trong cộng đồng
– Thực hiện kiểm tra hàng ngày tiền chợ và công khai để toàn hội đồng và cha mẹ các cháu cùng tham gia quản lý.
– Hàng tháng tổng hợp các khoản chi ga, điện, phụ phí để trình Hiệu trưởng duyệt chi.
– Phụ trách công tác lao động vệ sinh tại đơn vị.
– Thực hiện việc chấm công của nhà trường.
– Phụ trách nhóm trưởng nhóm kiểm định
– Thay mặt HT giải quyết các công việc khi được ủy quyền.
3. P. Hiệu trưởng: Nguyễn Thị Hợi (Phụ trách công tác CM khối mẫu giáo, CSVC)
– Quản lý chuyên môn khối mẫu giáo, quản lý chỉ đạo thực hiện công tác Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
– Chỉ đạo xây dựng kế hoạch các chủ điểm trong năm học.
– Lập kế hoạch dự giờ thăm lớp 3 buổi/tuần và kiểm tra các hoạt động của tổ theo quy định.
– Thực hiện tốt công tác kiểm tra theo kế hoạch, phân công của Hiệu trưởng
– Kiểm tra việc trang trí theo chủ điểm của giáo viên.
– Kiểm tra phong cách nề nếp của cô và cháu.
– Kiểm tra việc sọan giảng và thực hiện chương trình của giáo viên.
– Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh theo các tiêu chí quy định
– Theo dõi việc thực hiện các hoạt động, giờ giấc của giáo viên, chế độ vệ sinh của các lớp.
– Phân công GV đón trẻ.
– Chỉ đạo tập thể dục buổi sáng tại trường.
– Bố trí thời gian tổ chức các hoạt động ngoài trời.
– Tổ chức thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm trong đội ngũ.
– Chỉ đạo công tác làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các chủ điểm, theo dõi việc cấp phát đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả các đồ dùng được cấp phát.
– Xây dựng tổ chức các ngày hội, ngày lễ tạo được sự đồng thuận trong PHHS và trong nhân dân nhằm tuyên truyền cho ngành học và nhà trường
– Triển khai và thực hiện tốt chương trình GDMN , nắm vững và hướng dẫn cho giáo viên sử dụng và khai thác tốt các căn phòng trong chương trình sáng tạo cùng KISDMART.
– Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng lớp điểm có hiệu quả.
– Tổ chức đánh giá chất lượng học sinh cuối học kì và cả năm.
– Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ.
– Tổng hợp số lượng báo cáo đúng thời gian.
– Quản lý hồ sơ điều tra độ tuổi, có kế hoach triển khai cho đội ngũ thực hiện tốt công tác điều tra độ tuổi và xử lý số liệu kịp thời.
– Quản lý hồ sơ của trẻ, hồ sơ phổ cập trẻ 5 tuổi.
– Chỉ đạo GV-NV cập nhật thông tin cho website của trường.
– Quản lý cơ sở vật chất của nhà trường đề xuất với nhà trường về tu sửa cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị cho từng năm học.
dụng thành thạo phần mềm PCGD-CMC.
– Thay mặt HT giải quyết các công việc khi được ủy quyền.
4. Quy định nhiệm vụ quản lý của Tổ trưởng, Tổ phó:
Tổ trưởng và tổ phó do Hiệu trưởng bổ nhiệm.
4.1. Nhiệm vụ của Tổ trưởng chuyên môn:
 Tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo: Đ/c Trần Thị Thủy. Tổ trưởng chuyên môn khối nhà trẻ: Lương Thị Nga.
– Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của tổ, giúp tổ viên thực hiện kế hoạch công tác, triển khai việc thực hiện các chủ điểm.
– Tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm, kiểm tra dự giờ giáo viên trong tổ theo qui định từ 1-2 lần/ tháng.
– Xây dựng tiết dạy mẫu, tiết dạy thao giảng của tổ.
– Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi theo chủ điểm cho tổ và chỉ đạo tổ trang trí theo đúng chủ điểm.
– Kiểm tra kế hoạch soạn giảng của giáo viên 1 lần/ tháng.
– Theo dõi số lượng trẻ của tổ hàng tháng vào sổ kịp thời và báo cáo về nhà trường đúng thời gian.
– Tổng hợp các đề xuất của giáo viên về trang bị đồ dùng dạy học, đồ dùng, đồ chơi của lớp và báo cáo về Phó. HT phụ trách CSVC.
– Hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung bồi dưỡng chuyên môn trong tháng và học bồi dưỡng thường xuyên.
– Theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy học, đồ chơi của các lớp trong tổ.
– Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chương trình, giờ ăn ngũ của các cháu trong tổ, có biện pháp chỉ đạo công tác phòng chống SDD của tổ.
– Kiểm tra đánh giá xếp loại theo tiêu chuẩn của trường, tổ chức cho giáo viên tham gia các hoạt động thi đua của trường.
– Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên trong tổ.
– Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng.
4.2. Nhiệm vụ Tổ phó Tổ chuyên môn:
 Tổ phó: Trần Hà Anh,  Nguyễn Thị Lan
Tổ phó có trách nhiệm giúp tổ trưởng theo dõi, chỉ đạo chuyên môn của tổ, làm thư ký tổ và cùng với tổ trưởng chịu trách nhiệm trước P.HT về những việc được phân công.
4.3. Nhiệm vụ tổ trưởng tổ Văn phòng:
TT tổ văn phòng: Lương Thị Mến
– Lập kế hoạch chỉ đạo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng của tổ.
– Phối hợp với P.HTBT lên thực đơn hàng tuần và tính định lượng khẩu phần dinh dưõng trong tuần kịp thời.
– Chỉ đạo NVYT kiểm tra về công tác tiếp phẩm hàng ngày, vệ sinh chế biến, cân chia thực phẩm đến các lớp, kiểm tra công tác bán trú tại nhóm lớp, theo dõi việc ăn uống, nghỉ ngơi của học sinh, kiểm tra việc tổ chức giờ ăn và lượng thức ăn tại nhóm lớp.
– Chỉ đạo nhân viên văn thư thực hiện tốt công tác báo cáo, lưu trữ công văn đi, đến; quản lý HS của đơn vị.
– Chỉ đạo nhân viên bảo vệ chăm sóc cây, quét dọn sân trường và bảo vệ tốt CSVC, trực đêm 100%.
– Theo dõi việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất tại nhóm lớp.
– Phối hợp với P.HTBT tổ chức bữa ăn cho trẻ SDD.
– Tổ chức đánh giá tổ viên trong tổ theo định kỳ và cuối năm.
– Tổ chức sinh hoạt tổ văn phòng 1 lần / tháng.
5. Quy định nhiệm vụ của Giáo viên:
– Hoàn thành tốt công tác điều tra và xử lý số liệu chính xác.
– Huy động trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu giao.
– Tham gia công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; Tham gia sắp xếp Hồ sơ và thu thập minh chứng phục vụ cho công tác Kiểm định.
– Soạn giảng theo chương trình giáo dục MN, có chú ý đổi mới phương pháp hình thức tổ chức và UDCNTT để giờ dạy mang lại hiệu quả cao.
– Thường xuyên tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở điạ phương để làm đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo chủ điểm.
– Có đầy đủ HSSS theo quy định, đảm bảo nội dung, trình bày khoa học.
– Thực hiện tốt công tác CS-GD trẻ tại nhóm lớp.
– Thực hiện đúng thời gian biểu trong ngày.
– Tham gia tốt các hoạt động, hội thi do nhà trường và ngành GD tổ chức, đạt giải cao.
– Chất lượng GD trẻ theo 5 lĩnh vực đạt 95% trở lên, riêng GV 5 tuổi đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn đã quy định.
– Có những phát kiến và giải pháp đề xuất với nhà trường trong công tác CS-GD trẻ.
6. Quy định nhiệm vụ của kế toán:
6.1. Kế toán ngân sách: Cô Lương Thị Mến
– Thực hiện kinh phí trong hạn mức gồm:
+ Lập hồ sơ duyệt chi lương, các khoản BHXH, BHYT cho từng năm học.
+ Mở các loại hồ, sơ sổ sách kế toán theo quy định.
+ Lập đầy đủ các phiếu thu, chi đúng nguyên tắc.
+ Vào sổ quỹ trong hạn mức kinh phí kịp thời có kết sổ hàng qúy.
+ Kiểm tra quỹ tiền mặt cuối ngày, tháng, năm và đối chiếu cùng thủ qũy kịp thời.
+ Lập danh sách theo dõi các khoản thu của từng lớp.
+ Kiểm tra giám sát việc sử dụng kinh phí sửa chữa, mua sắm trang thiết bị giảng dạy và mua sắm đồ dùng phục vụ các cháu.
+ Theo dõi quản lý các loại tài sản, đồ dùng đã cấp phát.
+ Tham gia kiểm tra tài sản định kỳ.
+ Đề xuất với nhà trường các biện pháp để thực hiện đảm bảo các nguồn thu và chi tiêu đúng nguyên tắc.
 + Cùng BGH xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trường học.
+ Theo dõi đôn đốc việc thu các khoản ở các lớp.
+ Theo dõi việc nghỉ ốm đau, thai sản của chị em và làm các chế độ, thường xuyên đối chiếu cùng cơ quan BHXH để giải quyết các chế độ kịp thời đúng pháp luật.
+ Hàng tháng lập báo cáo thu chi trình Hiệu trưởng để thông qua HĐSP.
+ Thực hiện đảm bảo công tác kế toán thống kê, quyết toán kịp thời đầy đủ, đúng, chính xác.
+ Làm các loại báo cáo theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.
6. Quy định nhiệm vụ của Thủ quỹ trường; Thủ quỹ- thủ kho bán trú:
       . Thủ quỹ của trường: Đ/c: Nguyễn trung hiếu
  Mở đầy đủ các loại hồ sơ theo dõi thu-chi của trường.
Phụ trách công tác kho, quỹ của trường.
Vào danh sách và quản lý thu các khoản học phí, đồ dùng, xây dựng.
Quản lý quỹ thu, chi theo phiếu, báo cáo quỹ tiền mặt hằng ngày.
Nhận và phát các khoản thuộc về chế độ chính sách của CB-GV- CNV
Có sổ theo dõi các khoản đóng góp cụ thể rõ ràng có tổng hợp hàng năm.
Chi tiền các hoạt động của nhà trường phải có đầyg đủ chữ ký của các thành viên theo quy định.
Quản lý tốt quỹ tiền mặt, không tự ý cho CB-GV-CNV mượn ứng tiền khi chưa được sự đồng ý của hiệu trưởng.
• Mở đầy đủ các loại HSSS theo dõi thu-chi tiền ăn, xuất -nhập gạo, sữa, gas
     Xuất nhập kho, bán trú, chi tiền các hoạt động của nhà trường và tiền chợ hàng ngày phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên theo quy định.
Kiểm tra cân, đong thực phẩm các mối hàng đến.
Quản lý tốt quỹ tiền mặt và gạo, sữa trong kho.
Thường xuyên kiểm tra kho quỹ, kịp thời đề xuất các biện pháp bảo vệ kho, quỹ an toàn. Cuối tháng phải kiểm kê quỹ tiền mặt báo cáo theo quy định. Các phiếu thu – chi được đóng thành tập theo số thứ tự đã ghi trên phiếu.
7. Quy định nhiệm vụ của nhân viên y tế:
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; Phối hợp với trạm y tế khám sức khoẻ cho học sinh theo kế hoạch; Lưu giữ sổ y bạ của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; Quản lý tài sản, hồ sơ được phân công theo quy định. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, VS chế biến, VS môi trường, VS cá nhân trẻ.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
8. Quy định nhiệm vụ của bảo vệ:
Bảo quản tốt tài sản của trường 24/24 giờ, không để xảy ra mất mác tài sản
Đóng mở cửa lớp, cổng trường hàng ngày.
Dọn vệ sinh khu vực sân trường, trước sân để xe
Dọn cỏ trong sân trường, vườn cổ tích và vườn hoa của bé
Bơm nước tưới cây 1 tuần/2 lần, bơm nước lên bể đảm bảo đủ cho học sinh sử dụng cả ngày.
Tham gia trang trí khẩu hiệu, cờ nhân các ngày lễ, các hội thi
Thực hiện tốt trực đêm tại trường.
Không được uống rượu, bia khi đến trường và trong khi trực đêm.
Ngoài ra những công việc làm ngoài giờ thì nhà trường sẽ có hỗ trợ tiền tăng giờ.
9. Quy định nhiệm vụ của văn thư:
Lưu trữ, sắp xếp hồ sơ công văn đi, đến đầy đủ, kịp thời, khoa học.
Sắp xếp hồ sơ của CB-CC, HS học sinh khoa học.
Cùng với P.HT phụ trách CM cập nhật thông tin cho website của trường
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về thực hiện nhiệm vụ được giao của trường theo quy định của Phòng GD&ĐT.
Tổ chức quản lý công tác văn thư, lưu trữ của trường theo quy định.
Giúp HT quản lý, sử dụng con dấu của trường an toàn, bảo mật, lưu trữ tài liệu đúng quy định.
Tiếp nhận CV tài liệu đến và phát hành văn bản đi của trường đúng thể thức quy định phân, gửi văn bản đến lãnh đạo và các bộ phận có trách nhiệm xử lý giải quyết CV nhanh chóng, kịp thời.
Giúp HT quản lý chặt chẽ mọi thủ tục hành chính, có trách nhiệm phát hiện những sai sót về thể thức văn bản trước khi ban hành, đảm bảo đánh máy, in sao tài liệu kịp thời chính xác, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.
Báo cáo kịp thời đến HT những sự việc phát sinh đột xuất.
Quản lý, sử dụng trang thiết bị văn phòng đúng quy định, tiết kiệm.
Tiếp đón, hướng dẫn khách đến quan hệ công tác đúng người, đúng việc và đúng nguyên tắc.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
10. Quy định nhiệm vụ của cấp dưỡng:
Tiếp phẩm đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm, chế biến đúng quy trình, phân chia thức ăn theo đúng số lượng trẻ của từng lớp và đúng định mức theo từng độ tuổi. Thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn cho trẻ trong ăn, uống. Trung thực trong công việc, an toàn trong lao động, sử dụng tiết kiệm gas, điện, nước. Tham  gia lao động làm vườn rau dinh dưỡng, lao động cải tạo cảnh quan sư phạm.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
Nơi nhận:                                                                                           HIỆU TRƯỞNG
– Các BP công tác của trường;                                                                       
– Lưu VT.                                                                      
 
 
 
                                                                                                            Nguyễn Thị Hoàn
           

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Làm thế nào để bé tăng cân luôn là vấn đề đau đầu của các bà mẹ. Nhiều mẹ cố gắng thúc ép con ăn thật nhiều với mong muốn làm cho cân nặng của con nhích thêm. ... Cập nhật lúc : 22 giờ 8 phút - Ngày 31 tháng 5 năm 2016
Xem chi tiết
Đã có nhiều bài viết về nghiên cứu âm nhạc cải thiện IQ, tăng cường trí nhớ, và nói chung là giúp cho trẻ thông minh hơn. Làm thế nào để các bậc phụ huynh, nhà trường tạo được môi trường giá ... Cập nhật lúc : 22 giờ 2 phút - Ngày 31 tháng 5 năm 2016
Xem chi tiết
Một số hình ảnh trong phần thi làm đồ dùng của giáo viên trong Hội thi giáo viên giỏi bậc học Mầm non năm học 2015 - 2016 ... Cập nhật lúc : 14 giờ 45 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2016
Xem chi tiết
Mọi trẻ đều ngán ngẩm trước rau và quả. Sợ thức ăn mới, nó chỉ muốn những thức ăn giống như cũ. Để con có thể ăn được mọi thứ, đảm bảo được dinh dưỡng cần và đủ cho sự phát triển của trẻ rất ... Cập nhật lúc : 14 giờ 41 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2016
Xem chi tiết
Thịt bò là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và khoáng chất. Nhưng không phải cứ ăn là tốt. Bạn hãy tránh những cách ăn thịt bò như sau để tránh gây hại cho sức khỏe ... Cập nhật lúc : 14 giờ 39 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2016
Xem chi tiết
Trong giai đoạn này trẻ rất hay khóc, ăn vạ và rất ích kỷ. Trẻ thường có những cơn giận dữ không kiểm soát được. Bố mẹ cần biết tâm lý của bé để có cách giúp bé cho phù hợp ... Cập nhật lúc : 14 giờ 37 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2016
Xem chi tiết
Có những trẻ nhỏ lần đầu đến trường không tránh khỏi bỡ ngỡ, xa lạ, trong đó có những trẻ ở độ 3 tuổi, bắt đầu tập xa cha mẹ để đến với một môi trường hoàn toàn xa lạ, vì vậy, những khó khăn ... Cập nhật lúc : 14 giờ 34 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2016
Xem chi tiết
Trong xã hội hiện đại, nhiều trẻ vẫn phải đối mặt với những căng thẳng và stress, có thể tới từ việc trường lớp hay những mối quan hệ xung quanh. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 31 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2016
Xem chi tiết
Hằng ngày trẻ cần được uống nước đầy đủ, nhất là về mùa hè.Lượng nước cần đưa vào cơ thể trẻ ( dưới dạng nước uống, thức ăn, hoa quả) từ 1,6 – 2 lít nước một ngày ... Cập nhật lúc : 14 giờ 28 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2016
Xem chi tiết
Ngôi trường mầm non là hành trang trang bị những kiến thức đầu đời cho trẻ, khai phá những tri thức tiềm năng của trẻ. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 21 phút - Ngày 19 tháng 8 năm 2015
Xem chi tiết
12